Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất

Dấu hiệu viêm đại tràng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó chịu trong cuộc sống. Đặc biệt là những khi cơn đau do viêm đại tràng tái phát, cản trở công việc và các hoạt động trong sinh hoạt. Vậy có cách giảm đau đại tràng nhanh chóng và hiệu quả để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn không ? Mời các bạn cùng tham khảo một số cách giảm đau đại tràng hiệu quả được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất

Một tách trà gừng

Theo khoa học, gừng là loại thực phẩm có vị ấm, nóng, lại chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa nên có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng tốt. Sử dụng trà gừng thường xuyên có tác dụng kiểm soát và đẩy lùi tình trạng viêm đại tràng hiệu quả. Điều này đã được cả đông y lẫn tây y chứng minh.
Cách giảm đau đại tràng bằng trà gừng thực hiện như sau. Khi cơn đau đại tràng tái phát, bạn lấy 2 lát gừng tươi đem hãm với nước nóng khoảng 5 phút rồi uống hết. Nếu bạn không quen với mùi vị cay nồng của gừng có thêm 1 ít mật ong và 1-2 lát chanh tươi vào để dễ uống hơn.

Nước nha đam

Nha đam có lẽ là loại thực phẩm quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tẩy tế bào chết, giúp làn da sáng và mịn hơn. Tuy nhiên, có lẽ ít ngươi biết đến tác dụng nhuận tràng và làm cho vết thương nhanh lành hơn của nha đam.
Đối với người bị viêm đại tràng thì như đam giúp tạo lớp màng, bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi sự hư tổn. Đồng thời điều trị triệu chứng táo bón vô cùng hiệu quả, giúp người bệnh dễ dàng đi đại tiên hơn và giảm cảm giá đau nhức ở hậu môn sau khi đi đại tiện.
Cách làm như sau: Lấy lá nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát nhỏ. Đem nấu thành nước uống, thêm ít mật ong và dùng thay nước uống hàng ngày. Uống nước nha đam hàng ngày còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Massage vùng bụng

Khi cơn đau do viêm đại tràng tái phát, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới rồi lan dần theo khung đại tràng và lan ra toàn bộ vùng bụng. Tuy nhiên, cũng có những biện pháp giúp người bệnh giảm đau do đau đại tràng mà không tốn nhiều công sức.
Cách thực hiện việc massage này vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn đặt tay ở vùng bụng dưới rốn, lòng bàn tay chụm lại và bắt đầu xoa nhẹ nhàng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Xoa theo hình vòng tròn rồi dần mở rộng vòng tròn ra, vòng sau to hơn vòng trước. Thực hiện khoảng 200 lần là được.
Tác dụng của cách làm này là giúp ổn định lại nhu động của ruột, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường, thực ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.

Uống trà hoa cúc

Hoa cúc có nhiều ứng dụng rộng rãi, được sử dụng như một loại hương liệu giúp an thần hay sử dụng như một loại dược liệu giúp thanh nhiệt, giải độc và điều trị một số loại bệnh trong cơ thể. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong hoa cúc có một số hoạt chất có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp giảm đau, kháng viêm mà lại rất an toàn cho cơ thể.
Sử dụng trà hoa cúc giúp ổn định nhu động của ruột, làm dịu nhẹ các cơn đau đại tràng, đồng thời điều trị các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Cách làm và sử dụng trà hoa cúc cũng không quá khó khăn. Bạn thu hái hoa cúc về với số lượng lớn, đem rửa sạch, phơi khô và bảo quản kĩ để sử dụng dần. Mỗi ngày lấy một ít ra pha trà như trà khô uống hết trong ngày. Trà hoa cúc có mùi thơm nhẹ dịu, không nồng gắt như trà gừng nên rất dễ uống và được rất nhiều người ưa chuộng.

Chườm nóng

Nhiều người đã sử dụng nhiệt nóng ẩm chườm lên vụng và cảm thấy các cơn đau do đại tràng dược giảm bớt rất nhiều. Bạn có thể dùng muối hạt rong nóng hoặc túi chườm chuyên dụng và chườm lên vùng bụng trong vòng 20 phút. Thực hiện hàng ngày để có hiệu quả nhất.

Trên đây là những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Điều này là tín hiệu đáng báo động, bởi bệnh gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm khớp cùng chậu là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

>>>   Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là hiện tượng chỉ sự viêm nhiễm của các khớp cùng chậu gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến sự vận động của bệnh nhân. Khớp cùng chậu là khớp nối giữa xương chậu và đoạn cuối của xương cột sống. Đây là khớp bán hoạt động, nhưng vẫn có khả năng bị viêm nhiễm. Viêm khớp cùng chậu thường gặp ở nữ giới hơn, nhất là phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu

Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh, giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và phòng tránh bệnh hơn. Các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu lần lượt là:
  • Bệnh về viêm cột sống: các loại bệnh về viêm nhiễm ở cột sống, lâu ngày có thể lây lan và gây ra viêm khớp cùng chậu. Các loại viêm khớp thường gặp phổ biến là: viêm cột sống sinh khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng...
  • Cách bệnh về đường ruột. Ruột là cơ quan đảm nhận việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, nơi đây tập trung nhiều vi khuẩn và rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Các bệnh đường ruột thường gặp là viêm trực tràng, bệnh Whipple... Các căn bệnh này khiến nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu tăng cao.
  • Mang thai: mang thai là quá trình đặc biệt của cơ thể người phụ nữ. Khi này, cơ thể tiết ra nhiều hormone, giúp làm mềm xương và dây chằng quanh xương chậu để thuận lợi cho việc sinh đẻ. Đây cũng là thời kỳ mà khớp cùng chậu hoạt động mạnh mẽ nhất, do đó, nó rất dễ bị viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh đặc biệt phải lưu ý đến hiện tượng này.
  • Chấn thương: các tai nạn, chấn thương vào vùng cột sống hoặc xương chậu, rất dễ dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
  • Nhiễm trùng: sự xâm nhập các các vị khuẩn, vi rút, dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm nhiễm. Bệnh qua đường tình dục, đường niệu đạo là 2 căn bệnh dễ dẫn đến viêm nhiễm nhất.

Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu

Cũng giống như các căn bệnh viêm khớp, viêm khớp cùng chậu có 4 triệu chứng bệnh điển hình như sau:
  • Đau nhức tại xương chậu: khớp cùng chậu nằm ở vùng xương chậu, nên vị trí viêm bị đau là điều tất yếu. Đau thường kéo dài nhiều ngày liền và âm ỉ không dứt.
  • Nóng rát, sưng đỏ, co cứng: đây là 3 triệu chứng thường gặp mỗi khi cơn đau tái phát. Hiện tượng co cứng cơ quanh vùng chậu thường gặp khi người bệnh nghỉ ngơi sau một thời gian dài hoặc lúc sáng khi mới thức giấc.
  • Mở rộng các vị trí đau: Không chỉ đau ở vùng chậu, cơn đau còn có thể lan tới nhiều vị trí khác như cột sống thắt lưng, đùi, chân, hai bàn chân...
  • Các triệu chứng dị cảm khác: lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược cơ thể là các triệu chứng dễ bắt gặp. Đối với chị em phụ nữ, viêm khớp vùng chậu có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như chảy máu âm đạo, ra khí hư bất thường...

Nếu thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu trên, hãy đi khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh để lâu và phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm khớp cùng chậu

Chữa viêm khớp cùng chậu chủ yếu xoay quanh 2 công việc, uống thuốc và tập vật lý trị liệu.
Thuốc uống có 3 loại để lựa chọn là thuốc tây y, thuốc đông y và thuốc nam. Mỗi loại này lại có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuốc tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có sự điểu chỉnh thuốc uống sao cho phù hợp nhất.
Tập vật lí trị liệu: là các bài tập giúp tăng cường độ dẻo dai, vững chắc cho xương khớp, giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Việc này còn giúp người bệnh dần khôi phục lại vận động như trước khi nhiễm bệnh.

Trên đây là thông tin về viêm khớp cùng chậu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa. Chúc các bạn chữa bệnh thành công và nhanh chóng khỏe mạnh.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Đau lưng gần mông: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau lưng gần mông là một bệnh lý phổ biến, không kém gì đau lưng trên. Hiện tượng này không đơn thuần là do các tác động cơ học, mà nó còn biểu hiện của nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về tình trạng đau lưng gần mông trong bài viết dưới đây nhé.

Đau lưng gần mông là do nguyên nhân gì?

Các cơn đau lưng dưới, gần mông xảy ra hầu hết đều có mối liên quan đối với các bệnh lý về cột sống, cơ hoặc xương khớp vùng xương chậu. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
  • Lao lực quá sức. Các trường hợp phải lao động, bê vác nặng nhọc trong thời gian dài, sẽ gây chèn ép, làm tổn thương đến cột sống lưng và các phần xương khớp xung quanh. Làm việc nặng trong thời gian dài, không cân bằng được việc làm việc và nghỉ ngơi sẽ dẫn đến đau lưng gần mông.
  • Do cơ bị căng cứng. Khi làm việc liên tục, phần cơ bắp ở lưng không có thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục, sẽ bị co thắt, co cứng. Điều này dễ dẫn tới đau lưng.
  • Tập luyện thể dục, thể thao không đúng cách. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể không khởi động kĩ trước khi tập, tập luyện quá sức, hoặc các chấn thương khi vận động mạnh... Các nguyên nhân trên đều khiến cho dây chằng, cơ và xương khớp bị tổn thương, gây ra đau đớn.
Ngoài các nguyên nhân do các tác nhân vật lý, ra đau lưng gần mông còn có thể là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể.
  • Đau lưng bên dưới, gần mông do bệnh đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh hông lớn bị chèn ép, dẫn đến tổn thương, gây ra đau nhức và rồi loạn chức năng vận động. Đau thần kinh tọa là căn bệnh nguy hiểm, cần điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như teo cơ, bại liệt, tàn phế cả đời.
  • Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, lao cột sống, viêm cột sống...Đây là các bệnh lý thường gặp ở cột sống và đều có triệu chứng biểu hiện chung đó là đau lưng gần mông.
  • Ngoài các bệnh cột sống ra, đau lưng ở gần mông còn là dấu hiệu các bệnh về thận hoặc đường tiết niệu như: sỏi thận, suy thận, yếu thận, viêm đường tiết niệu...

Đau lưng dưới gần mông điều trị như nào?

Tùy mỗi bệnh lại có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng này, việc tốt nhất bạn nên làm là đến khám tại các cơ sở y tế để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, và nghe tư vấn về đường hướng điều trị.
Ngoài ra, nếu cơn đau đến một cách cấp tính, đột ngột, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau để giảm đau như:
  • Sử dụng thuốc giảm đau để cắt các cơn đau lưng gần mông. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này vì nó có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng theo chỉ định.
  • Các trường hợp đau lưng kèm theo cơ cứng, co rút cơ, bệnh nhân có thể uống hoặc tiêm thêm thuốc giãn cơ để giảm đau. Có thể dùng thêm thuốc tránh co cứng cơ nữa.
  • Thực hiện các bài tập vận động, vật lý trị liệu hằng ngày để cải thiện tình hình xương khớp, giúp xương khớp thêm phần chắc khỏe, dẻo dai. Tập thể dục hàng ngày cũng là một biện pháp nâng cao sức khỏe, giảm đau lưng gần mông hiệu quả.
  • Tập các bài tập để kéo dãn cơ lưng, kéo dãn cột sống như xà đơn, nắn xương, máy kéo dãn cột sống.
  • Sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt đối với các trường hợp bị bệnh về cột sống.
  • Nếu xảy ra tình trạng bị chèn ép dây thần kinh, nếu cần thiết phải tiến hành phẫu thuật để giải phóng các dây thần kinh, thay thế khớp hoặc các đĩa đệm hị hư tổn.
  • Xây dựng một thực đơn lành mạnh. Việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến nguyên nhân gây bệnh và kết quả điều trị. Hãy ăn nhiều ra xanh và uống đủ nước mỗi ngày. Tích cực bổ sung dinh dưỡng, canxi, vitamin và khoáng chất, hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn, bia rượu và các loại đồ uống có ga.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Trên đây là nguyên nhân hiện tượng đau lưng gần mông và cách điều trị, giảm đau. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe.

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Yếu sinh lý ở nữ giới biểu hiện như thế nào?

Không chỉ cánh mày râu khổ sở về tình trạng yếu sinh lý mà yếu sinh lý ở nữ cũng khiến cho chị em gặp nhiều khó chịu. Tuy nhiên, có lẽ vì tâm lý xấu hổ mà chị em ngại nói ra và ngại đi khám bệnh. Vậy căn bệnh yếu sinh lý ở nữ giới là như nào? Nguyên nhân và điều trị yếu sinh lý nữ ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Yếu sinh lý ở nữ là gì?

Theo y học hiện đại, yếu sinh lý ở phụ nữ là hiện tượng suy giảm lượng hormone sinh dục nữ estrogen một cách đột ngột, điều này khiến cho cơ thể người phụ nữ xảy ra hàng loạt thay đổi, biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Ban đầu là các tác động về ngoại hình sau đó tới các tác động về sức khỏe và tinh thần.
Yếu sinh lý ở nữ thường gặp ở chị em phụ nữ độ tuổi 3o trở lên và xuất hiện nhiều ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Nhiều chị em phụ nữ phải chịu áp lực gia đình, công việc, xã hội lớn, gây ra căng thẳng, mệt mỏi cũng dẫn đến việc bị yếu sinh lý. Tình trạng yếu sinh lý ở nữ đang dần trẻ hóa tới mức báo động.

Những biểu hiện yếu sinh lý ở phụ nữ

Nếu như các biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới là sự xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương... thì các biểu hiện yếu sinh lý ở chị em phụ nữ được biểu hiện như sau:

Suy giảm ham muốn tình dục

Ở trong độ tuổi sinh sản, hormone sinh dục từ buồng trứng tiết ra mạnh mẽ, làm nhu cầu tình dục tăng cao. Tuy nhiên, với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, lượng hormone sinh dục tiết ra giảm dần, khiến cho họ không mấy mặn mà, thậm chí là chán ghét việc quan hệ tình dục.
Tuổi tác là yếu tố phổ biến dẫn đến hiện tượng yếu sinh lý ở nữ giới. Tuổi càng cao thì hứng thú cho việc quan hệ vợ chồng của họ càng giảm. Nam giới có thể nhận biết tình trạng yếu sinh lý ở bạn tình thông qua biểu hiện né tránh việc quan hệ trong thời gian dài.

Cảm thấy đau đớn khi quan hệ

Không cảm nhận được sự khoái cảm, thậm chí là cảm thấy đan đớn khi quan hệ cũng là một biểu hiện yếu sinh lý rõ ràng ở phụ nữ. Tình trạng này gây nên bởi dịch nhày âm đạo tiết ra ít, khiến âm đạo không được bôi trơn, khi giao hợp sự cọ xát sẽ khiến phụ nữ cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thấy đau đớn khi quan hệ cũng là biểu hiện của yếu sinh lý ở nữ giới. Đau đớn này còn có thể do sự mạnh bạo quá mức của nam giới khi tiến hành quan hệ hoặc là do phụ nữ đang bị mắc một số bệnh phụ khoa.
Việc đau đớn khi quan hệ này cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thứ nhất là nó ảnh hưởng đến việc cảm nhận cực khoái, sự lên đỉnh của chị em. Tiếp đó là sẽ khiến chị em dần dần mất đi hứng thú trong chuyện tình dục, thậm chí là xảy ra hiện tượng lãnh cảm.

Không cảm nhận được sự khoái cảm

Nhiều chị em không cảm nhận được sự khoái cảm trong khi quan hệ, hay nói theo cách khác là không tìm được đường lên đỉnh. Đây cũng là một biểu hiện của yếu sinh lý ở nữ giới. Nhiều cánh đàn ông tiến hành cuộc yêu một cách ồ ạt, không quá giai đoạn khời động đủ dài, tiếp đó là sự thờ ơ, không quan tâm đến xúc của chị em, sau khi đã xong việc khiến nhiều chị em không đạt được khoái cảm.
Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài khiến cho chị em dần dần lạnh nhạt với chuyện chăn gối, thậm chí là rối loạn cực khoái, mất đi cảm xúc khi quan hệ vợ chồng.

Vô sinh

Đây là biểu hiện nặng nề nhất trong các biểu hiện yếu sinh lý ở nữ giới. Có thể là do rối loạn chu ký kinh nguyệt hoặc một số nguyên khác ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung... khiến cho nhiều cặp vợ chồng dù quan hệ tình dục nhiều lần mà vẫn không có tin vui.

Ngoài ra, tình trạng yếu sinh lý ở nữ giới còn xuất hiện các biểu hiện ở các cơ quan khác như:
  • Thay đổi tính nết, hay cáu gắt.
  • Đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
  • Hay lo lắng, dễ bị trầm cảm.
  • Đổ mồ hôi đêm nhiều, bị mất ngủ.
  • Loãng xương, xương khớp đau nhức.
  • Sạm da, lão hóa da sớm
  • Tóc, móng khô giòn dễ gãy rụng
  • Tăng cân, mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

5 bài tập giảm đau vai gáy tác dụng nhanh chóng

Đau vai gáy là căn bệnh rất khó chịu đổi với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là ở người phải ngồi làm việc nhiều, ở một tư thế, trong thời gian dài như lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng... Để chữa bệnh, ngoài việc dùng thuốc ra còn có các bài tập giảm đau vai gáy hiệu quả, đơn giản và hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Cùng xem hướng dẫn chi tiết cách tập các bài tập này trong bài viết dưỡi đây nhé.

Tác dụng của bài tập giảm đau vai gáy

Thực hiện các bài tập chữa đau gáy có 4 lợi ích sau:

  • Giảm đau: đây là mục đích chính của bệnh nhân khi tiến hành các bài tập. Việc luyện tập đều đặn giúp cơ bắp trở lên dẻo dai, linh hoạt, xương khớp cũng vững chắc hơn, từ đó giảm và phòng ngừa được đau vai gáy. Tập thể dục thường xuyên còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị chấn thương.
  • Thực hiện đơn giản: các bài tập giảm đau vai gáy không quá phức tạp, bọn có thể haofn toàn thực hiện tại nhà, không cần phải đến các phòng tập hoặc phòng chữa bệnh đặt tiền. Các động tác này còn đơn giản, có thể thực hiện bất kì lúc nào, không quan trọng thời gian.
  • Không tác dụng phụ: đây là biện pháp an toàn, hiệu quả tốt lại không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như uống thuốc, nên được rất nhiều bệnh nhân áp dụng thực hiện.
  • Cải thiện sức khỏe: các bài tập giảm đau vai gáy không chỉ giúp giảm đau, chữa bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng của các hệ cơ quan như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp...

Hướng dẫn các bài tập


Bài tập cho cổ

  • Động tác 1: cúi đầu xuống, không cần cúi căng quá, cằm gần chạm vào ngực. Giữ tư thế này 10 giây rồi trở về bình thường. Thực hiện tương tư khi ngừa cổ ra phía sau. Thực hiện mỗi động tác 5 lần.
  • Động tác 2: đầu thẳng, nghiêng đầu sang trái 1 góc 90 độ, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện tương tự với bên phải, mỗi bên thực hiện bài tập giảm đau vai gáy này 5 lần.
  • Động tác 3: ngồi thẳng, nghiêng hẳn cổ sang phía bên trái để cơ cổ bên phải căng ra. Giữ tư thế này trong vòng 15 giây rồi trở về bình thường. Thực hiện tương tư với bên còn lại, mỗi bên thực hiện động tác này 5 lần.

Bài tập cho vai

  • Động tác 1: nhún vai: ngồi thẳng trên ghế, cơ thể được thả lỏng. Nâng 2 vai lên cao cho tới khi cảm nhận được cơ ở vai căng ra. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện động tác này 5 lần.
  • Động tác 2: uống vai: ngồi thẳng trên ghế, hai bàn tay đan vào nhau, đặt ở sau đầu. Tiếp đó đưa cả 2 tay sang phía bên trái đồng thời nghiêng cổ sang phải. Giữ nguyên ở tư thế này trong vòng 10 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện bài tập giảm đau vai gáy này 3 lần mỗi bên.

Bài tập cho lưng

Ngồi thẳng trên ghế, hai tay đặt trên đùi, hai chân vuông góc. Uốn cong phần cột sống về phía trước, cổ cúi sâu. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác này 5 lần.

Bài tập cho tay

Ngồi thẳng trên ghế, hai chân khép lại, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi hai tay hết cỡ, cao qua đầu, đồng thời nghiêng người sang phía bên trái. Giữ tư thế này 5 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại, thực hiện 5 lần mỗi bên.

Phòng ngừa đau vai gáy

Ngoài việc thực hiện các bài tập giảm đau vai gáy để điều trị thì bạn còn phải phòng ngừa bệnh tái phát nữa. Để phòng ngừa bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh với việc thực hiện 3 điều sau:
  • Hoạt động thể dục thể thao hằng ngày, để xương khớp được hoạt động thường xuyên tránh bị khô cứng.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất, hạn chế chất béo, các chất kích thích rượu bia...
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế thức khuya.

Trên đây là hướng dẫn những bài tập giảm đau vai gáy hiệu quả và đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự tập luyện tại nhà được. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Nguyên nhân gây đau khớp gối phổ biến nhất hiện nay

Đau khớp gối là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Đau khớp gối phải khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau nhức kéo dài, cùng với đó là sự hạn chế về vận động, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện, khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Vậy nguyên nhân gây đau khớp gối này là gì. Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.


Nguyên nhân gây đau khớp gối

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Chúng được tóm lại và phân loại thành 2 nhóm nguyên nhân chính như sau:

Nguyên nhân do chấn thương

Các chấn thương sẽ làm khớp gối hư hỏng, viêm nhiễm và phát sinh ra các cơn đau. 4 loại chấn thương chính gây ra đau khớp gối là:
  • Chấn thương dây chằng: trong các công việc lao động, sinh hoạt hằng ngày rất dễ làm tổn thương dây chằng khiến chúng bị co dãn, viêm, rách hoặc đứt. Từ các tổn thương này dẫn đến sưng, viêm đau khớp gối. Các dây chằng thường bị tổn thương là dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau.
  • Tổn thương sụn chêm: nguyên nhân gây đau khớp gối do sụn chêm bị tổn thương không quá phổ biến nhưng rất nghiêm trọng. Sụn chêm là mô sụn có hình bán nguyệt, nằm ở khớp gối có tác dụng hấp thụ các lực chấn động lên khớp gối, giúp giảm thiểu thương tổn và giúp chúng ta vận động, đi lại dễ dàng hơn. Các tai nạn va chạm mạnh dễ dẫn đến tổn thương sụn chêm và gây ra các triệu chứng đau như tai nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao.
  • Bong gân: nguyên nhân gây đau khớp gối do bong gân thường gặp khi chơi thể thao không đúng kĩ thuật hoặc không vận động kĩ lưỡng. Biểu hiện là vùng đầu gối bị tím bầm, sưng đau và căng cứng.Bong gân sẽ khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi và điều trị.
  • Sai khớp: các hoạt động thể thao, tai nạn, té ngã dễ dẫn đến trật khớp. Khớp bị lệch ra khỏi vị trí bạn đầu của chúng và gây đau đớn rất nhiều, đặc biệt khi bệnh nhân tiến hành chuyển động.

Nguyên nhân gây đau khớp gối do bệnh xương khớp

Do khớp gối là khớp lớn, tham gia vào nhiều chuyển động, dễ bị lão hóa, chấn thương nên có rất nhiều bệnh lý xương khớp tấn công vào khớp gối. Các bệnh này thường có tính chất nghiêm trọng và cần được điều trị sớm.
  • Viêm bao hoạt dịch: thường xảy ra do nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút. Viêm bao hoạt dịch khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn, khiến hoạt động đi lại trở lên khó khăn, nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến tàn phế.
  • Viêm khớp gôi: nguyên nhân gây đau khớp gối do bị viêm có tỉ lệ rất lớn. Khi dịch khớp tiết ra ít, sụn ở các khớp gối sẽ va chạm, ma sát vào nhau mỗi khi chuyển động, làm bong tróc, hư tổn và có thể gây viêm nhiễm.
  • Viêm đa khớp dạng thấp: là căn bệnh viêm khớp nguy hiểm, có thể làm biến dạng các khớp, gây đau đớn mỗi khi vận động và ảnh hưởng đến việc đi lại của bệnh nhân. Bệnh cứ phát triển từ từ, ban đầu chỉ là ốm sốt nhẹ, hơi đau, sau đó bệnh nặng lên, đau nhiều lên, lan sang cả 2 bên đâu gối. Viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân gây đau khớp gối nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thoái hóa khớp gối: bệnh này thường gặp ở người già và người cao tuổi khi quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ. Bệnh làm các mất dẫn chức năng của khớp gối và gây ra các tổn thương, đau đớn. Căn bệnh này không thể điều trị được triệt để mà chỉ có thể dùng thuốc để làm chậm quá trình lão hóa. Một số nguyên nhân làm tăng quá trình lão hóa khớp gối mà bạn cần biết như: thừa cân, béo phì, lao động nặng nhọc quá sức, thiếu canxi, tai nạn, chấn thương...
  • Viêm lồi củ trước xương chày: đây là căn bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên. Mỗi khi vận động mạnh hoặc chơi thể thao sẽ gây đau đón rất nhiều.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề nguyên nhân gây đau khớp gối. Nắm được các nguyên nhân này bạn sẽ chủ động và dễ dàng hơn trong việc điều trị, phòng ngừa bệnh. Hy vọng những thông tin này là hữu ích và chúc các bạn nhanh chóng điều trị khỏi bệnh.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

5 bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả nhất hiện nay

Đau lưng là tình trạng bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Mỗi chúng ta, ai cũng ít nhất một lần trong đời bị đau lưng. Tập thể dục chữa đau lưng là một biện pháp hiệu quả. Ngoài việc giúp giảm đau lưng ra nó còn khiến bạn nâng cao sức khỏe, xương khớp dẻo dai, phòng chống nhiều bệnh. Sau đây là hướng dẫn 5 bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả nhất hiện nay.

Tác dụng của việc tập thể dục chữa đau lưng


Xương khớp, đặc biệt là phần cột sống, ngoài việc phải chịu áp lực từ chính cơ thể ra còn phải tham gia vào nhiều hoạt động hằng ngày của cơ thể. Chính điều này khiến nó nhanh bị lão hóa, mài mòn, viêm nhiễm, rồi từ đó dẫn đến đau lưng.
Việc dùng thuốc điều trị đau lưng chỉ là biện pháp điều trị các triệu chứng tạm thời, về lâu về dài thì việc phòng ngừa và nâng cao sức khỏe xương khớp, giúp xương luôn chắc khỏe mới là điều cần thiết.
Việc tập thể dục dục chữa đau lưng đối với cơ thể sẽ có các công dụng như sau: giúp thư giãn xương khớp, cơ bắp được thả lỏng, gân cốt được co giãn, tránh bị tổn thương, xơ cứng, từ đó phát sinh nhiều căn bệnh nguy hiểm... Ngoài ra tập thể dục còn giúp nâng cao thể dục, khiến cho cơ bắp dẻo dai, linh hoạt, cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần hưng phấn.

5 bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả

Bài tập gập bụng

Cách làm:
  • Ngồi ở tư thế chạm sàn, hai lòng bàn chân chống xuống đất, tay đưa ra đan vào nhau ở phần sau gáy.
  • Từ từ hạ lưng thấp xuống cho lưng tiếp xúc với sàn, phần đầu không chạm sàn, giữ khoảng 3 giây.
  • Dùng lực ở bụng kéo phần trên cơ thể lên sao cho phần ngực sát vào đầu gối.
  • Thực hiện động tác này khoảng 10 lần.
  • Nếu chưa quen bạn có thể nhờ một người khác cố định 2 chân của mình để dễ thực hiện hơn.
Tác dụng:
  • Giải tỏa mọi cơn đau ở phần lưng, đồng thời làm phần xương khớp ở đây được thư giãn.
  • Khiến cơ lưng cơ bụng trở lên chắc khỏe, tránh bị tổn thương.
  • Giúp bạn có thể một thân thể chắc khỏe, cơ bắp săn chắc.

Bài tập cong lưng

Cách làm:
  • Tư thế chuẩn bị người bệnh ở tư thế quỳ, hai đầu gối và hai lòng bàn tay chạm sàn, mặt nhìn thẳng phía trước.
  • Dùng lực đẩy phần lưng trên cong lên để cho phần cột sống lưng được kéo căng.
  • Giữ tư thế này khoảng 5 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 5 lần.
Tác dụng: thả lỏng cơ thể, giảm thiểu đau mỏi lưng và đau mỏi vai gáy.

Bài tập kéo căng lưng

Cách làm:
  • Ở tư thế chuẩn bị giống như bài tập cong lưng.
  • Dùng lực của cơ thể đẩy người hướng về phía trước sao cho cột sống và lưng tạo thành một đường thẳng.
  • Giữ ở tư thế này 5 giây rồi trở lại ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 10 lần.
Tác dụng: giúp vận động cột sống, giảm đi các triệu chứng đau lưng một cách nhanh chóng.

Bài tập thăng bằng

Cách làm:
  • Đứng thẳng, hai bàn chân chụm vào nhau hình chữ V.
  • Từ từ hạ trọng tâm cúi người xuống, sao cho lưng song song với mặt sàn.
  • Lúc này dang hai tay ra rộng ngang vai và giữ thăng bằng cơ thể trong vòng 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác này 5 lần.
Tác dụng: không chỉ giúp thư giãn gân cốt cho lưng và cả cánh tay, bả vai và chân cũng được hoạt động.

Bài tập chống tường

Cách làm:
  • Ban đầu đứng đối diện với mặt tường, hai chân rộng bằng hai vai, hai lòng bàn tay chạm tường.
  • Từ từ giảm lực ở hai tay để hạ người sát vào tường, đồng thời cho ngón chân kiễng lên, giống như lúc bạn chống đẩy vậy.
  • Tiếp theo dùng lực hai cánh tay đẩy trọng tâm cơ thể lên. Tiếp tục thực hiện lại hạ trọng tâm cơ thể xuống.
  • Tập động tác này khoảng 3-5 phút mỗi ngày sẽ giúp lưng, vai và cách tay bạn bớt đau mỏi hơn, đồng thời giúp cải thiện độ chắc khỏe.
Trên đây là các bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả và đơn giản và cơ thể tự thực hiện tại nhà. Chúc các bạn thực hiện thành công và có nhiều sức khỏe.