Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

Những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất

Dấu hiệu viêm đại tràng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó chịu trong cuộc sống. Đặc biệt là những khi cơn đau do viêm đại tràng tái phát, cản trở công việc và các hoạt động trong sinh hoạt. Vậy có cách giảm đau đại tràng nhanh chóng và hiệu quả để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn không ? Mời các bạn cùng tham khảo một số cách giảm đau đại tràng hiệu quả được chúng tôi giới thiệu dưới đây.

Những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất

Một tách trà gừng

Theo khoa học, gừng là loại thực phẩm có vị ấm, nóng, lại chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa nên có tác dụng kháng viêm, giảm đau vô cùng tốt. Sử dụng trà gừng thường xuyên có tác dụng kiểm soát và đẩy lùi tình trạng viêm đại tràng hiệu quả. Điều này đã được cả đông y lẫn tây y chứng minh.
Cách giảm đau đại tràng bằng trà gừng thực hiện như sau. Khi cơn đau đại tràng tái phát, bạn lấy 2 lát gừng tươi đem hãm với nước nóng khoảng 5 phút rồi uống hết. Nếu bạn không quen với mùi vị cay nồng của gừng có thêm 1 ít mật ong và 1-2 lát chanh tươi vào để dễ uống hơn.

Nước nha đam

Nha đam có lẽ là loại thực phẩm quen thuộc với rất nhiều người, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tẩy tế bào chết, giúp làn da sáng và mịn hơn. Tuy nhiên, có lẽ ít ngươi biết đến tác dụng nhuận tràng và làm cho vết thương nhanh lành hơn của nha đam.
Đối với người bị viêm đại tràng thì như đam giúp tạo lớp màng, bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi sự hư tổn. Đồng thời điều trị triệu chứng táo bón vô cùng hiệu quả, giúp người bệnh dễ dàng đi đại tiên hơn và giảm cảm giá đau nhức ở hậu môn sau khi đi đại tiện.
Cách làm như sau: Lấy lá nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát nhỏ. Đem nấu thành nước uống, thêm ít mật ong và dùng thay nước uống hàng ngày. Uống nước nha đam hàng ngày còn giúp thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan nên được rất nhiều người ưa chuộng.

Massage vùng bụng

Khi cơn đau do viêm đại tràng tái phát, người bệnh sẽ cảm nhận được các cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới rồi lan dần theo khung đại tràng và lan ra toàn bộ vùng bụng. Tuy nhiên, cũng có những biện pháp giúp người bệnh giảm đau do đau đại tràng mà không tốn nhiều công sức.
Cách thực hiện việc massage này vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn đặt tay ở vùng bụng dưới rốn, lòng bàn tay chụm lại và bắt đầu xoa nhẹ nhàng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Xoa theo hình vòng tròn rồi dần mở rộng vòng tròn ra, vòng sau to hơn vòng trước. Thực hiện khoảng 200 lần là được.
Tác dụng của cách làm này là giúp ổn định lại nhu động của ruột, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường, thực ăn dễ dàng tiêu hóa hơn.

Uống trà hoa cúc

Hoa cúc có nhiều ứng dụng rộng rãi, được sử dụng như một loại hương liệu giúp an thần hay sử dụng như một loại dược liệu giúp thanh nhiệt, giải độc và điều trị một số loại bệnh trong cơ thể. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong hoa cúc có một số hoạt chất có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp giảm đau, kháng viêm mà lại rất an toàn cho cơ thể.
Sử dụng trà hoa cúc giúp ổn định nhu động của ruột, làm dịu nhẹ các cơn đau đại tràng, đồng thời điều trị các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón. Cách làm và sử dụng trà hoa cúc cũng không quá khó khăn. Bạn thu hái hoa cúc về với số lượng lớn, đem rửa sạch, phơi khô và bảo quản kĩ để sử dụng dần. Mỗi ngày lấy một ít ra pha trà như trà khô uống hết trong ngày. Trà hoa cúc có mùi thơm nhẹ dịu, không nồng gắt như trà gừng nên rất dễ uống và được rất nhiều người ưa chuộng.

Chườm nóng

Nhiều người đã sử dụng nhiệt nóng ẩm chườm lên vụng và cảm thấy các cơn đau do đại tràng dược giảm bớt rất nhiều. Bạn có thể dùng muối hạt rong nóng hoặc túi chườm chuyên dụng và chườm lên vùng bụng trong vòng 20 phút. Thực hiện hàng ngày để có hiệu quả nhất.

Trên đây là những cách giảm đau đại tràng hiệu quả nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là căn bệnh có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng. Điều này là tín hiệu đáng báo động, bởi bệnh gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm khớp cùng chậu là gì, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

>>>   Viêm khớp cùng chậu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là hiện tượng chỉ sự viêm nhiễm của các khớp cùng chậu gây ra đau đớn và ảnh hưởng đến sự vận động của bệnh nhân. Khớp cùng chậu là khớp nối giữa xương chậu và đoạn cuối của xương cột sống. Đây là khớp bán hoạt động, nhưng vẫn có khả năng bị viêm nhiễm. Viêm khớp cùng chậu thường gặp ở nữ giới hơn, nhất là phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu

Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh, giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị và phòng tránh bệnh hơn. Các nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu lần lượt là:
  • Bệnh về viêm cột sống: các loại bệnh về viêm nhiễm ở cột sống, lâu ngày có thể lây lan và gây ra viêm khớp cùng chậu. Các loại viêm khớp thường gặp phổ biến là: viêm cột sống sinh khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng...
  • Cách bệnh về đường ruột. Ruột là cơ quan đảm nhận việc tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do đó, nơi đây tập trung nhiều vi khuẩn và rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Các bệnh đường ruột thường gặp là viêm trực tràng, bệnh Whipple... Các căn bệnh này khiến nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu tăng cao.
  • Mang thai: mang thai là quá trình đặc biệt của cơ thể người phụ nữ. Khi này, cơ thể tiết ra nhiều hormone, giúp làm mềm xương và dây chằng quanh xương chậu để thuận lợi cho việc sinh đẻ. Đây cũng là thời kỳ mà khớp cùng chậu hoạt động mạnh mẽ nhất, do đó, nó rất dễ bị viêm nhiễm. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh đặc biệt phải lưu ý đến hiện tượng này.
  • Chấn thương: các tai nạn, chấn thương vào vùng cột sống hoặc xương chậu, rất dễ dẫn đến viêm khớp cùng chậu.
  • Nhiễm trùng: sự xâm nhập các các vị khuẩn, vi rút, dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm nhiễm. Bệnh qua đường tình dục, đường niệu đạo là 2 căn bệnh dễ dẫn đến viêm nhiễm nhất.

Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu

Cũng giống như các căn bệnh viêm khớp, viêm khớp cùng chậu có 4 triệu chứng bệnh điển hình như sau:
  • Đau nhức tại xương chậu: khớp cùng chậu nằm ở vùng xương chậu, nên vị trí viêm bị đau là điều tất yếu. Đau thường kéo dài nhiều ngày liền và âm ỉ không dứt.
  • Nóng rát, sưng đỏ, co cứng: đây là 3 triệu chứng thường gặp mỗi khi cơn đau tái phát. Hiện tượng co cứng cơ quanh vùng chậu thường gặp khi người bệnh nghỉ ngơi sau một thời gian dài hoặc lúc sáng khi mới thức giấc.
  • Mở rộng các vị trí đau: Không chỉ đau ở vùng chậu, cơn đau còn có thể lan tới nhiều vị trí khác như cột sống thắt lưng, đùi, chân, hai bàn chân...
  • Các triệu chứng dị cảm khác: lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược cơ thể là các triệu chứng dễ bắt gặp. Đối với chị em phụ nữ, viêm khớp vùng chậu có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục như chảy máu âm đạo, ra khí hư bất thường...

Nếu thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu trên, hãy đi khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh để lâu và phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm khớp cùng chậu

Chữa viêm khớp cùng chậu chủ yếu xoay quanh 2 công việc, uống thuốc và tập vật lý trị liệu.
Thuốc uống có 3 loại để lựa chọn là thuốc tây y, thuốc đông y và thuốc nam. Mỗi loại này lại có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuốc tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có sự điểu chỉnh thuốc uống sao cho phù hợp nhất.
Tập vật lí trị liệu: là các bài tập giúp tăng cường độ dẻo dai, vững chắc cho xương khớp, giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau và thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn. Việc này còn giúp người bệnh dần khôi phục lại vận động như trước khi nhiễm bệnh.

Trên đây là thông tin về viêm khớp cùng chậu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa. Chúc các bạn chữa bệnh thành công và nhanh chóng khỏe mạnh.

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

Đau lưng gần mông: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau lưng gần mông là một bệnh lý phổ biến, không kém gì đau lưng trên. Hiện tượng này không đơn thuần là do các tác động cơ học, mà nó còn biểu hiện của nhiều bệnh lý bên trong cơ thể. Cùng tìm hiểu về tình trạng đau lưng gần mông trong bài viết dưới đây nhé.

Đau lưng gần mông là do nguyên nhân gì?

Các cơn đau lưng dưới, gần mông xảy ra hầu hết đều có mối liên quan đối với các bệnh lý về cột sống, cơ hoặc xương khớp vùng xương chậu. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
  • Lao lực quá sức. Các trường hợp phải lao động, bê vác nặng nhọc trong thời gian dài, sẽ gây chèn ép, làm tổn thương đến cột sống lưng và các phần xương khớp xung quanh. Làm việc nặng trong thời gian dài, không cân bằng được việc làm việc và nghỉ ngơi sẽ dẫn đến đau lưng gần mông.
  • Do cơ bị căng cứng. Khi làm việc liên tục, phần cơ bắp ở lưng không có thời gian để nghỉ ngơi, hồi phục, sẽ bị co thắt, co cứng. Điều này dễ dẫn tới đau lưng.
  • Tập luyện thể dục, thể thao không đúng cách. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể không khởi động kĩ trước khi tập, tập luyện quá sức, hoặc các chấn thương khi vận động mạnh... Các nguyên nhân trên đều khiến cho dây chằng, cơ và xương khớp bị tổn thương, gây ra đau đớn.
Ngoài các nguyên nhân do các tác nhân vật lý, ra đau lưng gần mông còn có thể là triệu chứng biểu hiện của các bệnh lý trong cơ thể.
  • Đau lưng bên dưới, gần mông do bệnh đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là hiện tượng dây thần kinh hông lớn bị chèn ép, dẫn đến tổn thương, gây ra đau nhức và rồi loạn chức năng vận động. Đau thần kinh tọa là căn bệnh nguy hiểm, cần điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như teo cơ, bại liệt, tàn phế cả đời.
  • Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, lao cột sống, viêm cột sống...Đây là các bệnh lý thường gặp ở cột sống và đều có triệu chứng biểu hiện chung đó là đau lưng gần mông.
  • Ngoài các bệnh cột sống ra, đau lưng ở gần mông còn là dấu hiệu các bệnh về thận hoặc đường tiết niệu như: sỏi thận, suy thận, yếu thận, viêm đường tiết niệu...

Đau lưng dưới gần mông điều trị như nào?

Tùy mỗi bệnh lại có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng này, việc tốt nhất bạn nên làm là đến khám tại các cơ sở y tế để biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh, và nghe tư vấn về đường hướng điều trị.
Ngoài ra, nếu cơn đau đến một cách cấp tính, đột ngột, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như sau để giảm đau như:
  • Sử dụng thuốc giảm đau để cắt các cơn đau lưng gần mông. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này vì nó có thể gây ra tác dụng phụ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng đúng theo chỉ định.
  • Các trường hợp đau lưng kèm theo cơ cứng, co rút cơ, bệnh nhân có thể uống hoặc tiêm thêm thuốc giãn cơ để giảm đau. Có thể dùng thêm thuốc tránh co cứng cơ nữa.
  • Thực hiện các bài tập vận động, vật lý trị liệu hằng ngày để cải thiện tình hình xương khớp, giúp xương khớp thêm phần chắc khỏe, dẻo dai. Tập thể dục hàng ngày cũng là một biện pháp nâng cao sức khỏe, giảm đau lưng gần mông hiệu quả.
  • Tập các bài tập để kéo dãn cơ lưng, kéo dãn cột sống như xà đơn, nắn xương, máy kéo dãn cột sống.
  • Sử dụng thuốc điều trị chuyên biệt đối với các trường hợp bị bệnh về cột sống.
  • Nếu xảy ra tình trạng bị chèn ép dây thần kinh, nếu cần thiết phải tiến hành phẫu thuật để giải phóng các dây thần kinh, thay thế khớp hoặc các đĩa đệm hị hư tổn.
  • Xây dựng một thực đơn lành mạnh. Việc ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến nguyên nhân gây bệnh và kết quả điều trị. Hãy ăn nhiều ra xanh và uống đủ nước mỗi ngày. Tích cực bổ sung dinh dưỡng, canxi, vitamin và khoáng chất, hạn chế các chất kích thích, các đồ uống có cồn, bia rượu và các loại đồ uống có ga.
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Trên đây là nguyên nhân hiện tượng đau lưng gần mông và cách điều trị, giảm đau. Chúc các bạn có nhiều sức khỏe.