Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

Yếu sinh lý ở nữ giới biểu hiện như thế nào?

Không chỉ cánh mày râu khổ sở về tình trạng yếu sinh lý mà yếu sinh lý ở nữ cũng khiến cho chị em gặp nhiều khó chịu. Tuy nhiên, có lẽ vì tâm lý xấu hổ mà chị em ngại nói ra và ngại đi khám bệnh. Vậy căn bệnh yếu sinh lý ở nữ giới là như nào? Nguyên nhân và điều trị yếu sinh lý nữ ra sao? Mời các bạn cùng đón đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Yếu sinh lý ở nữ là gì?

Theo y học hiện đại, yếu sinh lý ở phụ nữ là hiện tượng suy giảm lượng hormone sinh dục nữ estrogen một cách đột ngột, điều này khiến cho cơ thể người phụ nữ xảy ra hàng loạt thay đổi, biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài. Ban đầu là các tác động về ngoại hình sau đó tới các tác động về sức khỏe và tinh thần.
Yếu sinh lý ở nữ thường gặp ở chị em phụ nữ độ tuổi 3o trở lên và xuất hiện nhiều ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh. Nhiều chị em phụ nữ phải chịu áp lực gia đình, công việc, xã hội lớn, gây ra căng thẳng, mệt mỏi cũng dẫn đến việc bị yếu sinh lý. Tình trạng yếu sinh lý ở nữ đang dần trẻ hóa tới mức báo động.

Những biểu hiện yếu sinh lý ở phụ nữ

Nếu như các biểu hiện yếu sinh lý ở nam giới là sự xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, liệt dương... thì các biểu hiện yếu sinh lý ở chị em phụ nữ được biểu hiện như sau:

Suy giảm ham muốn tình dục

Ở trong độ tuổi sinh sản, hormone sinh dục từ buồng trứng tiết ra mạnh mẽ, làm nhu cầu tình dục tăng cao. Tuy nhiên, với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, lượng hormone sinh dục tiết ra giảm dần, khiến cho họ không mấy mặn mà, thậm chí là chán ghét việc quan hệ tình dục.
Tuổi tác là yếu tố phổ biến dẫn đến hiện tượng yếu sinh lý ở nữ giới. Tuổi càng cao thì hứng thú cho việc quan hệ vợ chồng của họ càng giảm. Nam giới có thể nhận biết tình trạng yếu sinh lý ở bạn tình thông qua biểu hiện né tránh việc quan hệ trong thời gian dài.

Cảm thấy đau đớn khi quan hệ

Không cảm nhận được sự khoái cảm, thậm chí là cảm thấy đan đớn khi quan hệ cũng là một biểu hiện yếu sinh lý rõ ràng ở phụ nữ. Tình trạng này gây nên bởi dịch nhày âm đạo tiết ra ít, khiến âm đạo không được bôi trơn, khi giao hợp sự cọ xát sẽ khiến phụ nữ cảm thấy đau đớn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào thấy đau đớn khi quan hệ cũng là biểu hiện của yếu sinh lý ở nữ giới. Đau đớn này còn có thể do sự mạnh bạo quá mức của nam giới khi tiến hành quan hệ hoặc là do phụ nữ đang bị mắc một số bệnh phụ khoa.
Việc đau đớn khi quan hệ này cần được điều trị càng sớm càng tốt. Thứ nhất là nó ảnh hưởng đến việc cảm nhận cực khoái, sự lên đỉnh của chị em. Tiếp đó là sẽ khiến chị em dần dần mất đi hứng thú trong chuyện tình dục, thậm chí là xảy ra hiện tượng lãnh cảm.

Không cảm nhận được sự khoái cảm

Nhiều chị em không cảm nhận được sự khoái cảm trong khi quan hệ, hay nói theo cách khác là không tìm được đường lên đỉnh. Đây cũng là một biểu hiện của yếu sinh lý ở nữ giới. Nhiều cánh đàn ông tiến hành cuộc yêu một cách ồ ạt, không quá giai đoạn khời động đủ dài, tiếp đó là sự thờ ơ, không quan tâm đến xúc của chị em, sau khi đã xong việc khiến nhiều chị em không đạt được khoái cảm.
Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài khiến cho chị em dần dần lạnh nhạt với chuyện chăn gối, thậm chí là rối loạn cực khoái, mất đi cảm xúc khi quan hệ vợ chồng.

Vô sinh

Đây là biểu hiện nặng nề nhất trong các biểu hiện yếu sinh lý ở nữ giới. Có thể là do rối loạn chu ký kinh nguyệt hoặc một số nguyên khác ở buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung... khiến cho nhiều cặp vợ chồng dù quan hệ tình dục nhiều lần mà vẫn không có tin vui.

Ngoài ra, tình trạng yếu sinh lý ở nữ giới còn xuất hiện các biểu hiện ở các cơ quan khác như:
  • Thay đổi tính nết, hay cáu gắt.
  • Đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.
  • Hay lo lắng, dễ bị trầm cảm.
  • Đổ mồ hôi đêm nhiều, bị mất ngủ.
  • Loãng xương, xương khớp đau nhức.
  • Sạm da, lão hóa da sớm
  • Tóc, móng khô giòn dễ gãy rụng
  • Tăng cân, mắc các vấn đề về tim mạch, huyết áp.

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

5 bài tập giảm đau vai gáy tác dụng nhanh chóng

Đau vai gáy là căn bệnh rất khó chịu đổi với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là ở người phải ngồi làm việc nhiều, ở một tư thế, trong thời gian dài như lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng... Để chữa bệnh, ngoài việc dùng thuốc ra còn có các bài tập giảm đau vai gáy hiệu quả, đơn giản và hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Cùng xem hướng dẫn chi tiết cách tập các bài tập này trong bài viết dưỡi đây nhé.

Tác dụng của bài tập giảm đau vai gáy

Thực hiện các bài tập chữa đau gáy có 4 lợi ích sau:

  • Giảm đau: đây là mục đích chính của bệnh nhân khi tiến hành các bài tập. Việc luyện tập đều đặn giúp cơ bắp trở lên dẻo dai, linh hoạt, xương khớp cũng vững chắc hơn, từ đó giảm và phòng ngừa được đau vai gáy. Tập thể dục thường xuyên còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục khi bị chấn thương.
  • Thực hiện đơn giản: các bài tập giảm đau vai gáy không quá phức tạp, bọn có thể haofn toàn thực hiện tại nhà, không cần phải đến các phòng tập hoặc phòng chữa bệnh đặt tiền. Các động tác này còn đơn giản, có thể thực hiện bất kì lúc nào, không quan trọng thời gian.
  • Không tác dụng phụ: đây là biện pháp an toàn, hiệu quả tốt lại không tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như uống thuốc, nên được rất nhiều bệnh nhân áp dụng thực hiện.
  • Cải thiện sức khỏe: các bài tập giảm đau vai gáy không chỉ giúp giảm đau, chữa bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cải thiện chức năng của các hệ cơ quan như tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp...

Hướng dẫn các bài tập


Bài tập cho cổ

  • Động tác 1: cúi đầu xuống, không cần cúi căng quá, cằm gần chạm vào ngực. Giữ tư thế này 10 giây rồi trở về bình thường. Thực hiện tương tư khi ngừa cổ ra phía sau. Thực hiện mỗi động tác 5 lần.
  • Động tác 2: đầu thẳng, nghiêng đầu sang trái 1 góc 90 độ, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện tương tự với bên phải, mỗi bên thực hiện bài tập giảm đau vai gáy này 5 lần.
  • Động tác 3: ngồi thẳng, nghiêng hẳn cổ sang phía bên trái để cơ cổ bên phải căng ra. Giữ tư thế này trong vòng 15 giây rồi trở về bình thường. Thực hiện tương tư với bên còn lại, mỗi bên thực hiện động tác này 5 lần.

Bài tập cho vai

  • Động tác 1: nhún vai: ngồi thẳng trên ghế, cơ thể được thả lỏng. Nâng 2 vai lên cao cho tới khi cảm nhận được cơ ở vai căng ra. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện động tác này 5 lần.
  • Động tác 2: uống vai: ngồi thẳng trên ghế, hai bàn tay đan vào nhau, đặt ở sau đầu. Tiếp đó đưa cả 2 tay sang phía bên trái đồng thời nghiêng cổ sang phải. Giữ nguyên ở tư thế này trong vòng 10 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện bài tập giảm đau vai gáy này 3 lần mỗi bên.

Bài tập cho lưng

Ngồi thẳng trên ghế, hai tay đặt trên đùi, hai chân vuông góc. Uốn cong phần cột sống về phía trước, cổ cúi sâu. Giữ nguyên tư thế này trong vòng 15 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác này 5 lần.

Bài tập cho tay

Ngồi thẳng trên ghế, hai chân khép lại, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi hai tay hết cỡ, cao qua đầu, đồng thời nghiêng người sang phía bên trái. Giữ tư thế này 5 giây rồi trở về ban đầu. Thực hiện tương tự với bên còn lại, thực hiện 5 lần mỗi bên.

Phòng ngừa đau vai gáy

Ngoài việc thực hiện các bài tập giảm đau vai gáy để điều trị thì bạn còn phải phòng ngừa bệnh tái phát nữa. Để phòng ngừa bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh với việc thực hiện 3 điều sau:
  • Hoạt động thể dục thể thao hằng ngày, để xương khớp được hoạt động thường xuyên tránh bị khô cứng.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều rau xanh, vitamin, khoáng chất, hạn chế chất béo, các chất kích thích rượu bia...
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế thức khuya.

Trên đây là hướng dẫn những bài tập giảm đau vai gáy hiệu quả và đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể tự tập luyện tại nhà được. Chúc các bạn áp dụng thành công và nhanh chóng khỏi bệnh.